Đừng xấu hổ khi mắc bệnh vùng kín
23:54
Trên 80% phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa ít nhất một lần, vì thế nên chị em không cần quá lo lắng và tự ti khi bị mắc bệnh.
Người bệnh là chị N.T.T. (39 tuổi), công nhân may gia công quần áo ở TP.HCM. Kể từ năm 2015 đến nay, đây là trường hợp ung thư âm hộ đặc biệt thứ 2 được Bệnh viện Ung bướu xử trí thành công.
Xem thêm: lam gi khi bi ngua vung kin, ngua phan phu phai lam sao, ngua phu khoa la benh gi
Xem thêm: lam gi khi bi ngua vung kin, ngua phan phu phai lam sao, ngua phu khoa la benh gi
Càng xấu hổ, bướu càng to
Chị T. kể rằng từ 3 năm trước chị phát hiện ở mô âm hộ nhô lên một cái mụn nhỏ như hạt đậu. "Hạt đậu" theo thời gian ngày càng phát triển lớn dần nhưng vì xấu hổ nên chị im lặng, cam chịu. Gần đây, khối bướu này phát triển mạnh làm chị rách cả da, chảy máu nhiều, đi lại rất khó khăn, buộc lòng chị phải đánh liều đến bệnh viện thăm khám.
Tại Bệnh viện Ung bướu, các bác sĩ khoa ngoại 1 xác định chị bị ung thư âm hộ, đường kính khối bướu khoảng 30x30cm, trọng lượng trên 3kg xâm lấn nhiều nơi.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, đây là trường hợp hiếm gặp, bởi trước đó vào năm 2015, đơn vị mới chỉ phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ (20 tuổi, ngụ Đắk Lắk) bị khối bướu nặng 5kg tại vùng này. "Nếu so sánh thì trường hợp lần này phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài hiếm gặp, xử trí ca này rất khó bởi loại bướu này không nhạy tia xạ và hóa trị. Do đó, ngoài việc phẫu thuật đảm bảo chức năng tiểu tiện, bắt buộc phải cứu tính mạng của bệnh nhân" - bác sĩ Tiến nói.
Các bác sĩ hội chẩn, làm sạch bướu, tạo hình phục hồi cấu trúc âm hộ để đưa về trạng thái bình thường. Sau 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, khối bướu nặng 3kg đã được các bác sĩ cắt bỏ.
Bệnh lý ác tính
Bác sĩ Đoàn Trọng Nghĩa - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết ung thư âm hộ là loại bệnh lý ác tính. Bệnh lý này đứng hàng thứ tư về mặt bệnh suất trong số các bệnh lý ung thư phụ khoa (chỉ sau ung thư thân tử cung, buồng trứng và cổ tử cung) và chiếm khoảng 5% các trường hợp ung thư phụ khoa.
Ung thư âm hộ thường gặp ở phụ nữ mãn kinh, chiếm 80-85%. Khoảng 15% xảy ra ở bệnh nhân dưới 40 tuổi và rất hiếm gặp ở phụ nữ có thai. Yếu tố dẫn đến nguy cơ căn bệnh này bao gồm các tổn thương tân sinh trong biểu mô âm hộ hoặc cổ tử cung, tiền sử bị ung thư cổ tử cung, các hội chứng ức chế miễn dịch...
Ngoài ra, lười vận động, ăn uống không khoa học, nhiều dầu mỡ, béo phì, uống rượu, hút thuốc... cũng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh. Trong đó, hai nguyên nhân chính gây bệnh do nhiễm virus HPV (là loại siêu vi rất phổ biến, một số loại có thể gây mụn sinh dục và ung thư) và viêm mãn tính ở vùng này.
Bệnh nhân mắc bệnh lý này thường kèm theo triệu chứng bị các tổn thương sùi hoặc loét. Một số bệnh nhân có triệu chứng ngứa hoặc chảy máu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khác lại không có triệu chứng. Khi bệnh lan tràn, bệnh nhân có thể sẽ có khối hạch ở bẹn hoặc có biểu hiện rối loạn đi tiểu và đi tiêu.
Hiện phương pháp điều trị chính của bệnh lý này là phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị và hóa trị là phương pháp điều trị hỗ trợ sau mổ trong những trường hợp bướu lớn, di căn hạch hoặc là phương pháp điều trị chính trong những trường hợp không thể phẫu thuật.
0 nhận xét